Trí tuệ của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là vòng lặp thay đổi thể chất mà phụ nữ trải qua hàng tháng. Những thay đổi này xảy ra ở hệ nội tiết, buồng trứng và tử cung. Nó còn liên quan tới cả não bộ và sức khoẻ tâm thần.

Sao mà kịch tính ghê—một thông báo đơn giản “tháng này không có bầu” chẳng phải là đã đủ?

Thay vào đó, chúng ta lặp lại vòng lặp này mỗi tháng một lần, trong 4 thập kỷ.

Không tháng nào vắng bóng cả đỉnh cao lẫn thấp điểm.

Chu kỳ không chỉ là giai đoạn hành kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên kinh bắt đầu ra nhiều. Với một số bạn, đó là ngày thứ 2 hành kinh.

Sự kiện ngôi sao của chu kỳ là sự rụng trứng. Xảy ra khi buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành.

Một chu kỳ khép lại trước lần hành kinh tiếp theo.

Sự phối hợp của những hormone

Các hormone gửi tín hiệu giao tiếp giữa não bộ, buồng trứng và tử cung.

Chúng phối hợp với nhau tạo nên các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.

Kênh liên lạc này gọi là Trục HPO.

Trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.

Chu kỳ kinh nguyệt là sự phối hợp nhịp nhàng giữa não bộ, tuyến nội tiết và cơ quan sinh sản, với hormone là các sứ giả truyền tin.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bao gồm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn do một hormone chiếm ưu thế, tạo nên những thay đổi thể chất và tâm trạng.

Mùa đông

Chu kỳ ngày 1-7

Tử cung: Hành kinh

Khi bạn có kinh nguyệt, một chu kỳ mới bắt đầu.

Trong pha hành kinh, mức độ estrogen và progesterone sụt giảm. Niêm mạc âm đạo đã được làm dày lên trong tháng trước đó sẽ bong tróc ra, tạo thành kinh. (Knudtson et al., 2019)

Hành kinh thường kéo dài 4-5 ngày, hoặc có thể tới 7 ngày.

Tử cung co thắt miệt mài để đưa kinh ra ngoài, gây ra những cơn đau quặn bụng.

Vẫn chưa hết.

Hành kinh còn ảnh hưởng tới thành tích thể thao, gây ra đau, nhức mỏi, đầy hơi, nôn nao và những triệu chứng không-vui khác. (Pallavi, 2017)

Được ví như mùa đông trong một năm, kinh nguyệt là để hướng năng lượng vào trong.

Thực hành chút self-care, tắm nước ấm, uống trà gừng, thử những tư thế yoga kéo dãn cơ bắp đang nhức mỏi, viết nhật ký, thiền, tưới tắm cho khu vườn nội tâm, nghỉ ngơi khỏi những hoạt động xã hội.

Đây là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi nhất. Hãy cho phép bản thân ngủ thêm 30 phút mỗi ngày. Tránh các bài tập cường độ cao. Ưu tiên các món ăn ấm nóng, giàu sắt.

Mùa xuân

Chu kỳ ngày 7-14

Buồng trứng: Pha noãn

Pha noãn thực ra đã được khởi động ngay từ khi hành kinh bắt đầu.

Nhận tín hiệu FSH từ thuỳ trước tuyến yên, buồng trứng kích thích khoảng 20 nang trứng bắt đầu cuộc đua trưởng thành.

Đến ngày hành kinh cuối cùng, kẻ thắng cuộc đã được định đoạt. Trứng trội tiếp tục phát triển, và số trứng còn lại được hấp thụ ngược.

Tử cung: Giai đoạn tăng sinh

Tế bào trứng trưởng thàng đồng thời tiết ra estrogen.

Tử cung, tiếp nhận tín hiệu estrogen này, bắt đầu tăng sinh bằng cách làm dày nội mạc tử cung.

Nội mạc tử cung đang chuẩn bị môi trường êm ái, giàu dinh dưỡng, chuẩn bị đón nhận một tế bào trứng đã được thụ tinh vào làm tổ.

Mùa hạ

Chu kỳ ngày 15-16

Sự rụng trứng

Tới ngày 13-14, mức độ FSH và estrogen chạm đỉnh. Nó báo hiệu tuyến yên đột ngột xả ra lượng lớn hormone LH.

LH giúp tế bào trứng trưởng thành đi xuyên qua thành của buồng trứng, rơi vào trong khoang chậu.

Các vòi trứng nhanh chóng quét nó vào trong ống dẫn trứng.

Trứng tiếp tục di chuyển dần tới tử cung, trong pha rụng trứng chỉ kéo dài 12-36 giờ.

Đây là cơ hội cho sự thụ tinh.

Mùa thu

Chu kỳ ngày 17-28

Buồng trứng: Giai đoạn hoàng thể

Vỏ nang trứng bị bỏ lại trong buồng trứng, bắt đầu tiết ra progesterone + estrogen.

Progesterone tăng lên chạm đỉnh vào khoảng ngày thứ 21.

Sự thay đổi hormone chiếm ưu thế gây ra những dấu hiệu tiền kinh nguyệt vào 1-2 tuần trước chu kỳ tiếp theo.

Phổ biến nhất là: căng tức bầu ngực, tâm trạng thất thường, đầy hơi, đau đầu, mụn và đau lưng.

Tử cung: Giai đoạn chế tiết

Các mô nội mạc tử cung tiếp tục tiết ra những tín hiệu hormone. Nổi bật trong đó là prostaglandin.

Prostaglandin là gì? Nó là hormone gây co thắt cơ.

Sau giai đoạn rụng trứng, một trong hai khả năng xảy ra.

Nếu có trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ cấy mình vào nội mạc tử cung và tạo thành phôi thai. Nội mạc tử cung ngay lập tức dừng sản xuất prostaglandin.

Nếu không có sự thụ tinh, mức độ prostaglandin tiếp tục tăng. Còn progesterone và estrogen sụt giảm.

Estrogen nuôi dưỡng mô nội mạc, còn progesterone duy trì nó.

Khi hoàng thể chết đi, ngừng cung cấp hai hormone này, nội mạc tử cung cũng bong ra khi prostaglandin chạm đỉnh.

Bạn hành kinh, và một chu kỳ mới lại bắt đầu.

Bạn có thể là một phiên bản khác nhau trong mỗi giai đoạn khác nhau

Bọn mình có nên nhắc lại? Như thế là rất bình thường.

Đây là năng lượng trong một chu kỳ

Nhiều yếu tố phụ thuộc vào mức độ hormone sinh dục, chẳng hạn như: năng lượng, cảm hứng tình dục, trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể, sức sáng tạo và hiệu suất làm việc.

Mọi thứ tuân theo đường cong hormone của bạn.

Cảm hứng tình dục lên chạm đỉnh rồi xuống.

Trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể cũng bị chi phối.

Càng gần cửa sổ thụ thai thì bạn càng sáng tạo. (Abdul-Hamid et al., 2021)

Sự hướng ngoại, hiệu suất làm việc cũng tuân theo quy luật đó.

Vừa hiển nhiên lại vừa màu nhiệm khi ta nhận ra những quy luật này, phải không?

Nhưng chu kỳ kinh nguyệt không đều như máy

Kinh nguyệt đâu có đều tăm tắp mỗi tháng một lần. Chuyện gì đang xảy ra?

Chu kỳ trung bình

Chu kỳ có độ dài trong khoảng 21-35 ngày được xem là khoẻ mạnh.

Trung bình, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dài 29.4 ngày.

Mặt Trăng cũng vậy.

Trong số ít ỏi 7 loài thú có chu kỳ kinh nguyệt, con người là duy nhất có chu kỳ kinh nguyệt bằng đúng chu kỳ mà Mặt Trăng tự quay quanh trục của chính nó quay trọn một vòng quanh Trái Đất.

Lại thêm một sự tình cờ màu nhiệm.

Chu kỳ dài

Rụng trứng luôn xảy ra khoảng 2 tuần trước giai đoạn hành kinh tiếp theo.

Chu kỳ dài ra do sự rụng trứng bị delay. Nghĩa là pha noãn dài.

Chu kỳ ngắn

Chu kỳ ngắn lại (các kỳ hành kinh gần nhau) nghĩa là rụng trứng sớm—hay pha noãn ngắn.

Trí tuệ của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt nhắc ta nhớ rằng: ngày này qua ngày kia, “ta” có thể đổi khác.

Hôm nay muốn party, ngày kia chỉ muốn nằm ôm bụng với túi chườm ấm.

Hôm nay làm việc sáng tạo, ngày kia lại vò đầu bứt tai.

Hôm nay sáng bừng hướng ngoại, ngày kia lại muốn chui vào trong vỏ ốc.

Chúng ta chứa đựng trong mình những thái cực

Như thế là tự nhiên. Như thế là con người.

Một khi đã hiểu quy luật, cứ để cho những tiêu cực đến rồi đi.

Trong cơn giận bốc hoả, mệt mỏi đau lưng, hay mất kiên nhẫn với chính bản thân, ta có thể ghi nhận rằng những trạng thái và cảm xúc này không ở đây mãi mãi.

Thay đổi theo tuổi tác cũng là lẽ dĩ nhiên

Chu kỳ kinh nguyệt của tuổi dậy thì, khác với tuổi 20, 30, 40.

Nó chào đón chúng ta vào độ tuổi sinh sản với những mông lung.

Nó rời đi với một niềm lưu luyến về tuổi trẻ.

Khi vắng bóng nó là phập phồng lo âu hoặc hy vọng.

Khi dòng máu đỏ tươi ghé thăm đều đặn, là sức khoẻ đang tuôn trào.

Bất chấp những cú lộn nhào của chuyến tàu lượn hormone.

Sức mạnh liên tục tái sinh

Mỗi chu kỳ là một cơ hội để trải qua tất cả những giai đoạn phát triển, nén lại trong xấp xỉ 4 tuần.

Để tái định nghĩa bản thân.

Để lên kế hoạch, biến nó thành hiện thực, đo đạc thành quả, nghỉ ngơi tái tạo năng lượng. Rồi lặp lại mọi thứ.

Để cảm nhận bản thân bạn ở tầng sâu nhất, kể cả trên đỉnh cao lẫn khi tụt xuống đáy.

Và tiếp tục ngạc nhiên vì những gì bạn tìm thấy ở mỗi cực điểm.

Muốn tận dụng sức mạnh của chu kỳ kinh nguyệt? Chúng mình đã viết hướng dẫn chi tiết cho việc đó. Tải Hướng dẫn Đồng bộ với Chu kỳ kinh nguyệt tại đây. Hãy nhập mã SYNC tại trang Thanh toán để đọc miễn phí.


Nguồn

Abdul-Hamid, Z., Saif, G. A., Al-Jabri, A. M., & Jaju, S. (2021). Menstrual health and hygiene management in adolescent girls in Oman: A cross-sectional study. Journal of Public Health Research, 10(2). Retrieved from https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8158362/

Knudtson, J., Knudtson, M., McLaughlin, U. E., Health, U. T., & Science Apr. (2019, April 1). Menstrual cycle – Women’s health issues. Merck Manuals Consumer Version. Retrieved from https://www.merckmanuals.com/home/women-s-health-issues/biology-of-the-female-reproductive-system/menstrual-cycle

Pallavi, L. (2017, February 1). Assessment of musculoskeletal strength and levels of fatigue during different phases of the menstrual cycle in young adults. PubMed Central (PMC). Retrieved from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5376807/

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *