Khi bạn uống thuốc tránh thai hàng ngày, hiện tượng xuất huyết mà bạn thấy trong tuần giả dược được gọi là xuất huyết do sụt giảm nội tiết, không phải là một kỳ kinh nguyệt thật.

Có kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai hàng ngày không?

Bạn có kinh nguyệt khi đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày không?

Trong những ngày bạn ngừng uống thuốc (đối với vỉ 21 viên), hoặc uống 7 viên giả dược không chứa hormone (đối với vỉ 28 viên), có thể bạn sẽ thấy xuất huyết nhẹ, hoặc vắng hẳn kỳ kinh nguyệt.

Điều thú vị là, hiện tượng xuất huyết này không phải là hành kinh. Nó thường nhẹ và ngắn hơn so với kỳ hành kinh điển hình của bạn.

Tuỳ vào thể trạng, tình trạng kinh nguyệt và loại thuốc ngừa thai mà bạn sử dụng, có thể bạn sẽ thấy tuần kinh nguyệt thay đổi so với trước khi uống thuốc.

Thuốc tránh thai hàng ngày hoạt động như thế nào?

Viên uống ngừa thai nội tiết tố sử dụng dạng tổng hợp của các hormone sinh dục:

  • Hoặc chứa progestin (mini-pill)
  • Hoặc chứa cả progestin và estrogen (combination pill)

Chúng được đóng gói thành 1 trong 2 dạng:

  • Dạng vỉ 28 viên: Bao gồm 21 viên hoạt dược (có chứa hormone) và 7 viên giả dược (không chứa hormone). Những viên giả dược có chức năng giúp bạn không quên thói quen uống thuốc hàng ngày.
  • Dạng vỉ 21 viên: Uống một viên hoạt dược mỗi ngày trong 21 ngày liên tiếp, sau đó nghỉ uống thuốc 7 ngày. Bạn sẽ xuất huyết trong 7 ngày nghỉ thuốc.

Một khi được đưa vào cơ thể, những hormone này ngăn ngừa khả năng thụ thai bằng cách:

  • Ức chế sự rụng trứng–không có trứng rụng thì không có thụ thai.
  • Làm dày dịch nhầy cổ tử cung–ngăn cản đường đi của tinh trùng đến trứng.
  • Làm mỏng nội mạc tử cung–hạn chế hợp tử cấy mình vào và phát triển ở nội mạc tử cung.

Ngoài ra, viên uống ngừa thai cũng có thể gây ra một số thay đổi thể chất khác, cũng với hệ quả là làm giảm đi khả năng thụ thai. Viên uống ngừa thai hàng ngày hiệu quả tới 99% nếu được uống đúng liều lượng, đúng giờ, theo chỉ định của nhà sản xuất, dược sĩ và bác sĩ.

Tôi có kinh nguyệt khi uống thuốc ngừa thai hàng ngày không?

Không. “Kỳ hành kinh” mà chúng ta có trong khi uống thuốc ngừa thai hàng ngày, thực ra không phải là máu kinh nguyệt. Nó được gọi là withdrawal bleeding, tức là xuất huyết do sụt giảm hormone cung cấp viên thuốc và trong cơ thể bạn.

Sự sụt giảm hormone khiến nội mạc tử cung bong ra, gây xuất huyết.

Hiện tượng xuất huyết này có khả năng sẽ thay đổi theo thời gian bạn sử dụng thuốc.

Tôi có rụng trứng khi uống viên ngừa thai hàng ngày không?

Nếu bạn uống thuốc ngừa thai đều đặn, đúng chỉ định, thì sẽ không có sự rụng trứng. Đây là cơ chế mà viên thuốc hoạt động, giúp ngăn ngừa sự thụ thai.

Trong một kỳ kinh nguyệt bình thường (không sử dụng thuốc), cơ thể bạn đi qua một vòng tuần hoàn những hormone sinh sản tự nhiên, giúp chuẩn bị và giải phóng tế bào trứng.

Viên thuốc ngừa thai hàng ngày ức chế buồng trứng không tiết những hormone làm chín tế bào trứng. Nó ngăn cản rụng trứng, làm chậm lại sự phát triển của nội mạc tử cung.

Trong chu kỳ của bạn không xảy ra sự rụng trứng. Vì vậy, xuất huyết trong khi uống thuốc ngừa thai hàng ngày không được xem là một kỳ kinh đúng nghĩa.

Xuất huyết trong khi uống thuốc ngừa thai trông ra sao? Có giống với hành kinh bình thường không?

Viên uống ngừa thai nội tiết tố có xu hướng làm mỏng nội mạc tử cung so với bình thường. Vì vậy, khi xảy ra xuất huyết do sụt giảm nội tiết, bạn sẽ thấy ra ít máu hơn so với kỳ kinh nguyệt trước khi uống thuốc. Thời gian xuất huyết sẽ ngắn đi. Một số bạn có thể tắt kinh.

Trong tuần bạn uống 7 viên giả dược (vỉ 28 viên) hoặc ngừng uống thuốc (vỉ 21 viên), bạn sẽ bắt đầu xuất huyết từ ngày thứ hai hoặc thứ ba.

Thời gian xuất huyết trung bình khoảng 3-5 ngày. Có những người xuất huyết đến khi đã bắt đầu vỉ thuốc ngừa thai tiếp theo. Nhưng cũng có những người chỉ xuất huyết 1 ngày duy nhất. Cứ 10 người thì 1 người hoàn toàn không xuất huyết khi sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày.

Hiện tượng xuất huyết này có thể sẽ thay đổi theo thời gian.

Tôi ra đốm máu trong khi uống thuốc tránh thai hàng ngày, như vậy có bình thường không?

Dù không trong thời gian uống viên giả dược, có thể bạn vẫn sẽ ra đốm máu, được gọi là breakthrough bleeding. Cứ 5 người thì 1 người gặp hiện tượng này, đặc biệt là các bạn lần đầu sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày.

Điều này không có nghĩa là thuốc không có tác dụng, nhưng có thể gây bất tiện cho đời sống. Sau một vài tuần hoặc vài tháng, hiện tượng ra đốm máu nên ngừng lại.

Nếu bạn vẫn thấy ra đốm máu sau 3 tháng sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, bạn nên đi khám và đề xuất bác sĩ đổi hãng thuốc, với mức độ hormone khác thuốc trước đây bạn dùng. Bạn nên cân nhắc giảm bớt nồng độ estrogen trong viên thuốc kết hợp (estrogen + progestin) cho tới khi ngừng ra đốm máu.

Xuất huyết như thế nào là bình thường khi uống thuốc tránh thai?

  • Ra đốm máu bất thường trong một vài tháng đầu sử dụng thuốc (hãy liên hệ bác sĩ nếu vẫn có hiện tượng đốm máu sau tháng thứ 3)
  • Xuất huyết do sụt giảm nội tiết: nhẹ hơn, ít hơn, ngắn hơn so với kỳ kinh nguyệt trước khi uống thuốc tránh thai hàng ngày
  • Xuất huyết do sụt giảm nội tiết sẽ thay đổi theo thời gian sử dụng thuốc
  • Ra rất ít máu hoặc không ra máu trong tuần giả dược sau khi đã uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng chỉ định

Nếu bạn muốn theo dõi sự thay đổi của kinh nguyệt trong khi và sau khi uống thuốc tránh thai, hãy sử dụng ứng dụng theo dõi chu kỳ Smooth Cycle 0.1.

Tôi đã ngừng hẳn thuốc uống ngừa thai hàng ngày nhưng vẫn chưa có kinh trở lại?

Viên uống ngừa thai hàng ngày ức chế cơ thể tạo ra hormone thúc đẩy sự rụng trứng và hành kinh. Khi bạn ngừng thuốc, cần có thời gian để hệ nội tiết của bạn tái sản xuất các hormone này.

Thông thường, cơ thể bạn cần 3 tháng để có kinh lại sau khi ngừng uống thuốc ngừa thai.

Nếu bạn uống thuốc liên tục, không có tuần giả dược (đối với vỉ 28 viên) hoặc không nghỉ 7 ngày (đối với vỉ 21 viên), thì sẽ cần lâu hơn thế để cơ chế hành kinh hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, việc không có kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu của mang thai. Vì vậy nếu bạn không hành kinh lại trong vòng 3 tháng từ khi ngừng thuốc, hãy test bằng que thử thai và đi khám nếu cần thiết.

Cần delay kỳ kinh nguyệt? Có lựa chọn khác ngoài uống thuốc tránh thai.

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh những lúc kế hoạch đột xuất như đi công tác, đi du lịch bị vướng vào lịch kinh nguyệt.

Bên cạnh chức năng ngăn ngừa sự thụ thai, một số bạn còn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày để tạm hoãn kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây bất tiện:

  • Làm rối loạn kinh nguyệt của bạn trong một vài chu kỳ
  • Làm thay đổi sự ra máu, xuất huyết
  • Không có rụng trứng trong chu kỳ
  • Cần uống thuốc trong một thời gian mới bắt đầu có tác dụng

Nếu bạn e ngại việc ảnh hưởng đến hệ nội tiết và cơ chế hành kinh, hãy cân nhắc giữ một chiếc cốc nguyệt san bên mình phòng khi cần kíp.

Cốc nguyệt san Cocmau sinh ra để đem lại tự do kinh nguyệt. Kỳ kinh nguyệt không nên ảnh hưởng tới giấc ngủ, tới kế hoạch ngao du, hay tới cách mà bạn cảm nhận về cơ thể bạn. Mọi việc bạn vẫn làm ngày thường, thì khi đến kỳ, bạn vẫn có thể với Cocmau–bao gồm cả việc ngâm mình dưới bể hay ngủ ngon lành qua đêm.

Cốc nguyệt san Cocmau được làm từ silicone y tế premium tương thích sinh học. Vì Cocmau hứng, đựng kinh nguyệt chứ không thấm hút, nó giúp bảo toàn độ ẩm và sự cân bằng pH của âm đạo.

Thêm vào đó, Cocmau không chứa hoá chất như trong các vật liệu thấm hút của tampon và băng vệ sinh. Sử dụng Cocmau nghĩa là bạn tránh bị phơi nhiễm với 16 kim loại nặng có mặt trong tampon.

Cuối cùng cũng có cách để dòng kinh nguyệt chảy tự do, mà không cản trở bạn làm bất cứ điều gì bạn muốn.


Nguồn

Cleveland Clinic. (2023, May 9). Birth control: The pill. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/3977-birth-control-the-pill

Kwiecien, M., Edelman, A., Nichols, M. D., & Jensen, J. T. (2003). Bleeding patterns and patient acceptability of standard or continuous dosing regimens of a low-dose oral contraceptive: A randomized trial. Contraception, 67(1), 9-13. https://doi.org/10.1016/S0010-7824(02)00458-2

Mayo Clinic. (2023, August 18). Birth control pills: Is this method right for you? Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/in-depth/birth-control-pill

Pietrangelo, A. (2023, September 22). Toxic heavy metals found in tampons: What to know. Medical News Today. https://www.medicalnewstoday.com/articles/toxic-heavy-metals-lead-arsenic-tampons-what-to-know

Schrager, S. (2002). Abnormal uterine bleeding associated with hormonal contraception. American Family Physician, 65(10), 2073-2081.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *