Hầu hết các trường hợp máu kinh bị vón cục là một phần của cơ chế kinh nguyệt khoẻ mạnh, không phải là vấn đề sức khoẻ. Tuy nhiên, có một số tình trạng bệnh lý khiến cho máu kinh bị đông vón lại thành cục lớn.

Máu kinh nguyệt vón cục có bình thường không?

Chắc hẳn bạn đã từng để ý thấy những cục máu vón lại nho nhỏ trong dịch kinh nguyệt. Chắc chúng làm bạn thấy lo lo.

Thực tế là hầu hết các trường hợp máu kinh bị vón cục là một phần của cơ chế kinh nguyệt khoẻ mạnh, không phải là vấn đề sức khoẻ.

Tuy nhiên, có một số tình trạng bệnh lý khiến cho máu kinh bị đông vón lại thành cục lớn.

Trong số Nguyệt San này, chúng ta cùng tìm hiểu:

  • Thế nào là máu kinh vón cục bình thường?
  • Vì sao máu kinh vón cục trong kỳ kinh nguyệt?
  • Khi nào máu kinh vón cục là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ?
  • Khi nào bạn cần đi khám về tình trạng máu kinh vón cục?
  • Các bệnh lý nào làm máu kinh nguyệt vón cục?
  • Cốc nguyệt san Cocmau chăm sóc, xử lý máu kinh bị vón cục như thế nào?

Máu kinh vón cục trông như thế nào?

Dịch kinh nguyệt không chỉ có máu. Thành phần của nó bao gồm: tế bào máu, mô nội mạc tử cung, và protein trong máu để điều hoà dòng kinh nguyệt.

Máu kinh vón cục trông như cục thạch màu đỏ tươi, đỏ nâu hoặc đen sậm, xuất hiện lẫn trong máu kinh. Kết cấu của nó cũng dẻo và sánh giống như thạch vậy!

Kích thước của cục máu đông rất đa dạng. Từ nhỏ li ti cho tới những cục lớn làm bạn giật mình.

Cục máu đông hay xuất hiện khi dòng kinh nguyệt đang mạnh nhất, nghĩa là những ngày đầu của kỳ kinh nguyệt.

Cục máu đông (và cả máu kinh nguyệt) sẽ chuyển màu nâu sậm hoặc đen vào cuối kỳ kinh nguyệt, khi dòng kinh nguyệt của bạn chậm hơn.

Vì sao máu kinh lại bị vón cục trong kỳ kinh nguyệt?

Khi nội mạc tử cung bong ra khỏi thành tử cung, những mạch máu cung cấp dinh dưỡng nuôi nội mạc tử cung cũng bong ra, gây ra chảy máu.

Máu kinh thoát ra khỏi tử cung, vào âm đạo, rồi ra ngoài cơ thể. Trên đường di chuyển, máu kinh có thể vón cục lại.

Có nhiều nguyên nhân phối hợp khiến cho máu kinh bị vón cục.

Thứ nhất, đây là một phần của cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Trong máu kinh có protein làm đông máu, tạo nên những cục máu đông có kết cấu dày và sánh dẻo. Dù không nhiều như trong máu tĩnh mạch, cơ chế này giúp cơ thể bạn không bị mất quá nhiều máu. Tương tự, khi bạn có vết thương hở bị chảy máu ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thì hệ miễn dịch của bạn cũng giúp bạn chống mất máu như vậy.

Thứ hai là do những mạch máu nuôi dưỡng mô nội mạc tử cung. Chúng co, giãn để đẩy dần dòng máu kinh ra ngoài. Sự co giãn này làm thay đổi kết cấu của máu kinh.

Thứ ba, sự thay đổi các nội tiết tố sinh dục, như estrogen và progesterone trong cơ thể bạn, cũng ảnh hưởng tới kết cấu của máu kinh nguyệt.

Máu kinh vón cục có bình thường không?

Cục máu kinh nguyệt đông, vón cục vẫn là bình thường nếu kích thước của nó không quá lớn.

Cục máu đông kích thước nhỏ hơn 2.5cm (nhỏ hơn quả nho) vẫn được xem là vô hại. Nó là một phần tự nhiên của cơ chế kinh nguyệt.

Bạn cũng nên cân nhắc yếu tố cá nhân: kích thước cục máu đông ở mỗi người có thể khác nhau. Chẳng hạn, cục máu kích cỡ bình thường với người này, có khi lại là bất thường với người khác.

Cơ địa thế nào thì hay có máu kinh vón cục?

Một số cơ địa khoẻ mạnh nhưng hay thấy máu kinh vón cục. Điều này có thể phụ thuộc vào:

  • Lượng kinh nguyệt: Những bạn ra nhiều kinh nguyệt sẽ có nhiều máu vón cục hơn.
  • Nội tiết tố. Nếu bạn sử dụng biện pháp tránh thai, hoặc đang mất cân bằng nội tiết, cũng có thể có dấu hiệu máu kinh vón cục

Khi nào máu kinh vón cục là dấu hiệu sức khoẻ đáng báo động?

Mặc dù máu kinh vón cục thông thường là khoẻ mạnh, có một số trường hợp bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được xem xét.

Bạn nên đi khám trực tiếp ngay nếu máu kinh vón cục:

  • Kích thước lớn hơn quả nho (lớn hơn 2.5cm đường kính)
  • Xuất hiện rất thường xuyên
  • Đi kèm với lượng kinh nguyệt lớn bất thường, làm bạn phải thay băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san trong vòng 1-2 giờ sử dụng
  • Đi kèm với đau bụng kinh dữ dội
  • Đi kèm với đau vùng hông chậu, kể cả ngoài kỳ kinh

Những dấu hiệu này có thể phản ảnh tình trạng như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hoặc xuất huyết tử cung bất thường. Chúng cần được chẩn đoán chính xác bằng quan sát, nội soi và xét nghiệm do bác sĩ chỉ định.

Các tình trạng bện lý gây ra máu kinh vón cục bất thường

Mất cân bằng hormone

Các hormone sinh dục, như estrogen và progesterone, điều tiết nội mạc tử cung dày lên rồi bong tróc hàng tháng.

Mất cân bằng nội tiết tố sẽ ảnh hưởng tới sự bong tróc của nội mạc tử cung. Chúng có thể dẫn tới kinh nguyệt không đều, hoặc hình thành các máu kinh vón cục.

Hormone sinh dục có thể mất cân bằng vì nhiều lý do, bao gồm: stress, dược phẩm, biện pháp ngừa thai, thiếu ngủ, mất cân bằng dinh dưỡng, hoặc nguyên nhân y tế khác.

U xơ tử cung

U xơ tử cung, hay còn gọi là nhân xơ tử cung, là bệnh lý hoàn toàn lành tính. Nó rất phổ biến ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, có ảnh hưởng tới kinh nguyệt và sức khoẻ tình dục.

Các u lành tính này có thể phát triển ở nhiều size, nhiều vị trí trong tử cung. Chúng có thể gây rối loạn kinh nguyệt hoặc đau bụng dưới, đau hông chậu, đau bụng kinh bất thường, rong kinh, máu kinh vón cục.

Bất thường về mô nội mạc nội mạc tử cung

Mô nội mạc tử cung có thể bất thường theo một trong hai dạng.

Thứ nhất là lạc nội mạc ngoài tử cung (endometriosis). Đây là một bệnh lý phụ khoa xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển ở những vị trí bên ngoài lòng tử cung, chẳng hạn như: cơ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, bàng quang, trực tràng, niệu quản,…

Ngoài ra, còn có dạng lạc nội mạc phát triển trong cơ tử cung (Adenomyosis).

Bất thường về mô nội mạc tử cung sẽ gây ra viêm, thống kinh, ra máu kinh nguyệt bất thường và làm máu kinh vón cục.

Xuất huyết bất thường

Xuất huyết bất thường được hiểu là khi dòng kinh nguyệt không đều đặn, hoặc có những dấu hiệu bất thường như: ra nhiều máu kinh nguyệt, kỳ kinh nguyệt kéo dài, hoặc ra máu ngoài kỳ kinh nguyệt.

Có nhiều nguyên nhân y tế gây ra xuất huyết bất thường như: mất cân bằng nội tiết, u xơ tử cung, polyp lòng tử cung, hoặc vấn đề sức khoẻ khác.

Polyp lòng tử cung

Polyp hình thành do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Kích thước của polyp có thể từ vài milimet đến vài centimet. Polyp có thể gây ra xuất huyết tử cung bất thường và máu kinh vón cục ở phụ nữ.

Mặc dù là bệnh lành tính, polyp lòng tử cung có ảnh hưởng đến chức năng kinh nguyệt và khả năng mang thai, gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống.

Phẫu thuật cắt bỏ polyp là cần thiết để giảm triệu chứng và hồi phục chức năng kinh nguyệt.

Khi nào cần đi khám về máu kinh vón cục?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản-phụ khoa:

  • Nếu bạn không chắc máu kinh vón cục có phải là bình thường không
  • Nếu bạn muốn biết cách ngừng máu kinh vón cục
  • Nếu máu kinh vón cục đi kèm các triệu chứng bất thường như: rong kinh, thống kinh, ra máu ngoài kỳ kinh, kỳ hành kinh kéo dài bất thường

Bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra, xét nghiệm cần thiết và hỗ trợ, hướng dẫn điều trị dựa vào những gì cơ thể bạn cần.

Cốc nguyệt san Cocmau xử lý máu vón cục như thế nào?

Nếu cơ địa bạn có nhiều máu kinh vón cục, chắc hẳn bạn đã từng gặp khó khăn khi chọn sản phẩm phù hợp cho tuần kinh nguyệt của mình.

Bởi vì băng vệ sinh, tampon và quần lót nguyệt san đều không thấm hút được cục máu đông.

Chưa kể, cục máu đông thường đi kèm với cơ địa ra nhiều kinh nguyệt. Với sức chứa của băng vệ sinh, ngay cả những loại thấm hút nhất cũng sẽ gây ra gián đoạn, thêm lo âu cho cuộc sống.

Thật may, Cốc nguyệt san Cải tiến Cocmau không hoạt động theo cơ chế thấm hút.

Cocmau hứng và đựng dòng kinh nguyệt của bạn vào trong, an toàn lên tới tối đa 12 giờ. Và đúng vậy, nó có thể chứa đựng được cả cục máu đông!

Với sức chứa 24ml, chiếc cốc chứa được lượng kinh nguyệt gấp 3 lần super tampons (5ml), gấp đôi băng vệ sinh loại thường (10ml). Chiếc cốc giúp bạn bớt thời gian ghé nhà vệ sinh, nhiều thời gian hơn để làm những việc bạn thật sự thích.

Điều tuyệt hơn là bạn không cần phải chọn dung tích cốc khớp với lượng kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng cùng một chiếc Cocmau cho cả ngày nhiều lẫn ngày ít kinh nguyệt.

Được làm từ silicone y tế premium dẻo linh hoạt, thiết kế vừa khít cho cơ thể Á châu, Cocmau giữ cho bạn khô ráo, chống mùi, chống tràn, chống những tai nạn, kể cả vào những ngày ra nhiều kinh nguyệt nhất hoặc khi bạn cần xử lý máu kinh vón cục.


Nguồn tham khảo

Advanced Gynecology. 7 Potential Causes for Large Blood Clots During Your Period. https://www.advancedgynecology.com/2020/7-potential-causes-for-large-blood-clots-during-your-period/

Medical News Today. Are Blood Clots Normal during a Period? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322707

Stevens, V. C., & Jones, R. C. (1971). Observations on the clotting of menstrual blood and clot formation. American Journal of Obstetrics & Gynecology, 110(5), 662–670. https://doi.org/10.1016/0002-9378(71)90470-4

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *